Phòng chống bệnh lao

       Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Nguồn lây chính của bệnh lao là những bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm. Bệnh lao lây qua đường thở là chủ yếu, người có vi khuẩn lao trong đờm khi ho, hắt hơi thì vi khuẩn lao sẽ bắn ra xung quanh theo các hạt mù của nước bọt, bay lơ lửng trong không khí. Những người xung quanh khi hít phải không khí có chứa vi khuẩn lao này mày sẽ dễ bị nhiễm bệnh lao. Những người sống cùng nhà và người tiếp xúc nhiều với người bệnh lao sẽ dễ bị lây, nhất là Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vì vậy những người sống cùng nhà với bệnh nhân lao (người lớn và trẻ em) đâu phải đi đến cơ sở y tế gần nhất để khám phát hiện sớm bệnh lao sao và được chữa trị kịp thời. Một người bị lao phổi khi chưa điều trị trong vòng 1 năm sẽ có khả năng lây bệnh cho 10 đến 15 người. Bệnh lao không phải là do di truyền.

Ảnh: Nguồn internet
       Chính vì vậy mỗi người dân khi thấy mình có các biểu hiện như sau: ho kéo dài hơn 2 tuần, có thể ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu kèm theo mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sút cân, có cảm giác gai rét hay ớn lạnh về chiều, ra mồ hôi trộm ban đêm kèm theo đau ngực đôi khi khó thở thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.
       Bệnh lao nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh sẽ khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng và giảm lây bệnh cho những người trong gia đình nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người xung quanh.
       Người bệnh khi đang chữa trị lao cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của cán bộ y tế: uống tất cả các thuốc lào cùng một lúc, uống đúng giờ, đủ thời gian, theo hai giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì. Nếu người bệnh không thực hiện đúng theo hướng dẫn của cán bộ y tế sẽ dễ chuyển thành bệnh lao kháng thuốc khi đó rất khó chữa, thời gian chữa trị kéo dài 12 đến 24 tháng, ảnh hưởng rất nặng nề đến kinh tế của gia đình người bệnh và nguy cơ lây lan cho người thân trong gia đình, người xung quanh.
Người bệnh lao cần thực hiện những điều sau để bảo vệ người thân và cộng đồng: đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người, khi hắt hơi cần che miệng, mũi bằng khăn, giấy mềm hoặc lấy khuỷu tay che miệng, nên thật nhổ đờm vào giấy vệ sinh rồi đốt, không khạc nhổ bừa bãi vì vi khuẩn lao trong đờm có thể sống trong không khí 3 đến 4 tháng, ở nơi ẩm ướt và bóng tối 3 tháng mà vẫn giữ nguyên khả năng lây bệnh. Cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để giữ bàn tay luôn sạch sẽ, phòng ở cần luôn luôn thông thoáng.
       Vì một Lạng Sơn không còn bệnh lao vào năm 2030 mỗi người dân cần thuộc lòng các dấu hiệu của bệnh lao: ho khạc ho kéo dài hơn 2 tuần, có thể ho khan hoặc ho có đờm hoặc ho ra máu kèm theo mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sút cân có cảm giác gai rét hay ớn lạnh về chiều ra mồ hôi ban đêm kèm theo đau ngực đôi khi khó thở thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, phát hiện bệnh và được chữa trị kịp thời. Mọi người, mọi nhà hãy tích cực thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh lao. Những người sống cùng nhà với bệnh nhân lao cần đi khám bệnh định kỳ, nhất là những người sống cùng nhà với bệnh nhân lao kháng thuốc để phát hiện sớm, được chữa trị kịp thời../.
Nguồn: Bệnh viện Phổi Lạng Sơn

Hợp tác chuyên môn