Soi cổ tử cung

Hầu hết phụ nữ, ai cũng từng một lần soi cổ tử cung khi đi khám phụ khoa. Vậy soi cổ tử cung để làm gì, tại sao cần phải soi cổ tử cung, soi cổ tử cung có đau không? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài này.
Soi cổ tử cung là phương pháp kiểm tra cổ tử cung vùng âm đạo và âm hộ nhằm phát hiện một số bệnh phụ khoa phụ nữ có thể mắc phải, chẳng hạn như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp cổ tử cung,...
Để soi cổ tử cung chính xác, bác sĩ sẽ dùng máy soi cổ tử cung, nếu phát hiện bất thường ở vùng soi cổ tử cung, bác sĩ sẽ lấy phần mô hay chất dịch bất thường để làm các xét nghiệm cần thiết. 
Việc soi cổ tử cung có ý nghĩa quan trọng đối với cả bác sỹ lẫn người cần nội soi.
Khi bác sĩ phát hiện thấy bất thường khi khám ngoài và chỉ định nội soi tử cung tức là bạn có nguy cơ mắc một số bệnh như: nhiễm siêu vi trùng Papilloma gây mụn cóc bộ phận sinh dục, sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, viêm cổ tử cung, thay đổi tiền ung thư âm hộ, thay đổi tiền ung thư trong tế bào của cổ tử cung hay thay đổi tiền ung thư trong các mô của âm đạo.
Nói cách khác, mục đích của soi cổ tử cung chính là giúp các bác sỹ xác định rõ ràng hơn loại bệnh bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghi ngờ của bác sỹ cũng là chính xác, do đó, bạn cũng không nên quá lo lắng khi được chỉ định soi cổ tử cung.
Để việc soi cổ tử cung mang lại kết quả chính xác, bạn cần lưu ý một số điều sau trước khi soi cổ tử cung.
Thứ nhất, không nên soi tử cung trong thời gian đang có kinh nguyệt vì như vậy rất khó cho bác sỹ xác định và chẩn đoán các tổn thương.
Thứ hai, chị em nên ngừng quan hệ tình dục ít nhất hai ngày trước khi soi cổ tử cung bởi việc này có thể khiến quá trình nội soi gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, trong thời gian chuẩn bị soi cổ tử cung không sử dụng thuốc giảm đau vì như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả soi cổ tử cung.
Cuối cùng, hãy thật thoải mái tinh thần khi nội soi tử cung bởi những ảnh hưởng về tâm lý có thể khiến việc soi tử cung không diễn ra suôn sẻ.
Soi cổ tử cung thường được tiến hành bằng cách đưa mỏ vịt vào bên trong âm đạo, sau đó sử dụng máy soi cổ tử cung để quan sát bên trong. Máy soi cổ tử cung đặt bên ngoài âm đạo, vì vậy hoàn toàn không gây đau cho người bệnh.
Nếu trong quá trình soi tử cung có bất thường, bác sĩ sẽ lấy mẫu sinh thiết nên bệnh nhân có thể chảy một ít máu từ âm đạo, kéo dài 1 đến hai ngày, gây đau nhẹ cho chị em. Triệu chứng này sẽ giảm dần theo thời gian.
Ở một số trường hợp soi cổ tử cung, bệnh nhân có thể bị đau vùng chậu, đau bụng, … sau quá trình soi cổ tử cung. Tuy nhiên, các trường hợp này rất hiếm khi xảy ra nếu có bất thường, bạn nên đến ngay bác sĩ để kiểm tra và thăm khám lại.
Chị em  phụ nữ là những người có nguy cơ cao bị các bệnh về bộ phận sinh dục, do vậy, cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất chính là khám sức khỏe định kỳ, soi cổ tử cung 6 tháng/lần nếu lần khám trước đó không có gì bất thường để được điều trị kịp thời.
Sưu tầm: Nga Lily

Hợp tác chuyên môn