Viêm loét dạ dày – tá tràng bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa

            Viêm loét dạ dày – tá tràng là một căn bệnh rất thường gặp. Đây là một sự phá hủy cục bộ niêm mạc dạ dày tá tràng do các yếu tố tấn công như acid HCl, pepsin, vi khuẩn HP. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng như: di truyền, tâm lý đặc biệt là sang chấn tâm lý và áp lực công việc, sự rối loạn vận động dạ dày ruột, các yếu tố mơi trường như thức ăn, thuốc lá và thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, corticoid...

Ảnh: Nguồn internet
           Bệnh biểu hiện với các triệu chứng đau ở vùng thượng vị là chủ yếu, đau có tính chất từng đợt kéo dài 2-8 tuần, cách nhau vài tháng đến vài năm, gia tăng    theo mùa nhất là vào đông; đau liên quan đến bữa ăn, thường đau nhiều sau bữa ăn trưa và bữa ăn tối. Đau được làm giảm bằng thức ăn. Tuy nhiên càng về sau tính chất chu kỳ của đau có thể mất đi và khó theo dõi. Nếu không được điều trị đúng cách có thể tiến triển nặng  và gây ra các biến chứng nguy hiểm xảy ra như chảy máu, thủng hẹp môn vị, ung thư dạ dày (dù hiếm gặp nhưng đây là biến chứng cực kỳ  nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao).
           Hiện nay tuy đã có nhiều loại thuốc và phương pháp chẩn đoán điều trị làm giảm tỷ lệ tái phát và các biến chứng nhưng sự chủ động của người dân trong việc tiêp xúc với các yếu tố nguyên nhân như các chất kích thích, các sang chấn tâm lý, có kế hoạch làm việc nghỉ ngơi hợp lý là rất cần thiết và quan trọng trong quá trình điều trị. Đồng thời để đề phòng các biến chứng viêm loét dạ dày- tá tràng người dân hãy chủ động đến các cơ sở y tế khám để phát hiện và điều trị sớm./.
Nông Nhung

Hợp tác chuyên môn