Chia sẻ tổng quan về bệnh sùi mào gà ở nam và nữ giới
24-07-2024Bệnh sùi mào gà một trong những căn bệnh xã hội được nhiều người quan tâm đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Bệnh sùi mào gà được hiểu như thế nào, nguyên nhân dẫn đến bệnh và cách phòng tránh, chữa trị bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây của các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản tổng quan về bệnh sùi mào gà để tất cả mọi người có thể tham khảo.
Bệnh sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà là 1 trong 8 bệnh xã hội do một loại virus có tên Human Papilloma (HPV) gây ra. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt là hay gặp ở người ở độ tuổi thanh thiếu niên khi chưa hiểu rõ về quan hệ tình dục an toàn. Tuy nhiên, bệnh sùi mào gà còn có thể lây qua một số đường gián tiếp mà không lây qua đường tình dục. Bệnh sùi mào gà thường có hình dạng trong giống cây súp lơ, nhiều trường hợp mụn cóc có thể rất nhỏ và khó nhìn thấy.
Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?
Như đã đề cập ở trên bệnh sùi mào gà chủ yếu lây qua đường tình dục không an toàn, nhưng cũng có những trường hợp vẫn bị lây nhiễm bệnh do các đường khác. Chúng tôi xin thống kê một số cách lây truyền bệnh sùi mào gà như sau:
- Quan hệ tình dục: Đây là con đường lây phổ biến nhất nguyên nhân là do quan hệ tình dục không an toàn, kể cả quan hệ tình dục bằng hậu môn và bằng miệng.
- Sử dụng chung đồ cá nhân: Nếu dùng chung đồ như khăn tắm, bàn chải đánh răng, dụng cụ ăn uống,...người khỏe mạnh cũng có nguy cơ bị lây nhiễm cần chú ý.
- Tiếp xúc trực tiếp: Bệnh sùi mào gà cũng thể lây nhiễm truyền khi tiếp xúc với da hoặc niêm mạc ở vùng kín của người bị nhiễm bệnh, ngay cả không giao hợp.
- Lây nhiễm từ mẹ sang con: Một số trường hợp hiếm gặp sùi mào gà có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
Virus Human Papilloma là virus gây u nhú ở người, là một trong những virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến. HPV là nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà.
Khi cơ thể bị virus HPV xâm nhập vào, chúng sẽ tấn công các tế bào da gây ra thay đổi gen di truyền của chúng. Điều này dẫn đến tình trạng tăng tế bào da và gây các khối u tuyến tiền liệt ở vùng sinh dục và các vùng da khác trên khắp cơ thể.
Nguyên nhân tiếp theo khá phổ biến là do quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều người. Ngay cả quan hệ bằng hậu môn và bằng miệng đều có khả năng bị nhiễm. Virus có ở tất cả hầu hết ở các cơ quan, niêm mạc người bệnh. Khi tiếp xúc trực tiếp với những vùng này virus sẽ lây qua người chưa bị bệnh.
Sức đề kháng cơ thể yếu, vô tình tiếp xúc với chất dịch nhầy của người bệnh nơi công cộng hoặc tiếp xúc với đồ của người bị lây nhiễm.
Lạm dụng chất kích thích: Hút thuốc lá và uống rượu bia khiến hệ miễn dịch giảm sức đề kháng và dễ dàng bị lây nhiễm HPV và mắc bệnh này.
Bài viết liên quan:
- Chi phí chữa bệnh sùi mào gà tham khảo hiện nay
- Khám sùi mào gà ở đâu uy tín tại Hà Nội
- Bác sĩ tư vấn bệnh sùi mào gà
Dấu hiệu của bệnh sùi mào gà
Dấu hiệu điển hình và thường gặp nhất của bệnh sùi mào gà là xuất hiện những nốt sùi mềm, có thể là một cụm mụn cóc. Ở giai đoạn sùi mào gà nhẹ những nốt sùi này rất nhỏ và khó phát hiện được bằng mắt thường. Các nốt sùi có màu hồng hoặc màu sẫm hơn da một chút. Càng để lâu, các nốt sùi này sẽ càng phát triển và mọc dày đặc, tạo thành các vết sùi giống hình mào gà (hình súp lơ). Khi chạm vào các vết sùi mào gà này sẽ thấy nhẵn và hơi gồ ghề.
Bệnh sùi mào gà xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Không chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục mà các nốt sùi này cũng có thể xuất hiện trên môi, miệng, lưỡi, họng với những người có "quan hệ" theo đường miệng với người đã mắc sùi mào gà.
Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ giới
Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ có thể khác nhau tùy theo trường hợp, gồm một số dấu hiệu thường gặp như:
- Xuất hiện các nốt sùi: Nốt sùi nhỏ mọc ở vùng kín hoặc xung quanh, thường có màu hồng hoặc da có hình dạng cụm sùi của bông cải hoặc mào gà. Các nốt sùi có thể mọc thành cụm hoặc đơn lẻ.
- Sùi mào gà gây ngứa, đau, sưng và chảy máu: Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, khó chịu ở vùng kín. Khi bị nhiễm, vùng kín bị sưng đỏ và đau nhức, gây khó khăn đi tiểu tiện. Các nốt sùi khi tổn thương bị chảy máu đặc biệt khi quan hệ tình dục hay vệ sinh vùng kín.
- Âm đạo tiết ra chất nhầy: Ở nữ giới khi bị nhiễm bệnh sùi mào gà âm đạo thường bị viêm nhiễm. Âm sẽ tiết ra chất nhầy có màu, độ đặc và có mùi hôi lạ.
Các nốt sùi có thể xuất hiện ở phần ngoài âm hộ, bên trong âm đạo, cổ tử cung hay vùng hậu môn.
Triệu chứng sùi mào gà ở nam giới
Ở nam giới bệnh sùi mào gà có khả năng nhận biết dễ hơn so với nữ giới. Một số triệu chứng bệnh sùi mào gà thường gặp ở nam giới như:
- Xuất hiện nốt sùi: Một trong dấu hiệu rõ ràng nhận biết nhất là các nốt sùi. Các nốt sùi thường có hình dạng như chùm, cụm thịt màu hồng hoặc màu da. Xuất hiện ở vùng bìu, quy đầu, dọc theo thân dương vật, lỗ niệu đạo, hậu môn hoặc vùng da giữa hậu môn và bìu dương vật.
- Ngứa, khó chịu và chảy máu: Nam giới bị sùi mào gà thường cảm thấy khó chịu và ngứa vùng kín hoặc xung quanh lỗ niệu đạo. Sùi mào gà có thể gây chảy máu khi bị tổn thương hay hình thành vết thương ở trong quá trình quan hệ tình dục.
- Sưng đỏ ở vùng sinh dục: Một số người có thể thấy vùng sinh dục bị sưng đỏ do sùi mào gà gây ra các ổ nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm.
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở mắt
Sùi mào gà ở mắt do mắt tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua với bộ phận của người mắc bệnh sùi mào gà. Bệnh sùi mào gà ở mắt sẽ không gây hại trực tiếp đến sức khỏe nhưng lại làm mất thẩm mỹ khiến người bệnh gặp khó khăn khi giao tiếp hoặc các mối quan hệ trong xã hội. Một số biểu hiểu của bệnh sùi mào gà như:
- Mắt, mi mắt, khóe mắt sẽ xuất hiện các nốt sùi mào gà. Ban đầu các nốt này khá mềm và có màu hồng nhạt hoặc màu da rất dễ nhầm với mụn hoặc mụn thịt.
- Khi bị sùi mào gà ở mắt người bệnh sẽ có cảm giác mắt bị cộm, chảy nước mắt hoặc mắt đỏ và có nhiều rỉ mắt vào buổi sáng.
- Khi người bệnh dụi mắt sẽ khiến các nốt sùi này vỡ và gây chảy mủ, máu. Dịch tiết ra ở các nốt sùi này có mùi tanh hôi.
- Khi sùi mào gà ở mắt chuyển biến nặng sẽ khiến người bệnh bị bội nhiễm, kèm theo đó sẽ khiến mắt suy giảm thị lực dẫn đến tổn thương mắt.
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở miệng
Bệnh sùi mào gà có thể phát triển ở miệng nếu người bệnh quan hệ tình dục theo đường miệng, hôn hay sử dụng chung bàn chải đánh răng chung với người bệnh. Một số biểu hiện khi mắc bệnh sùi mào gà ở miệng ở cả nam và nữ giới như:
- Ban đầu người bệnh mắc sùi mào gà ở miệng - họng - môi sẽ xuất hiện các mảng trắng hoặc đỏ bên trong miệng, họng, hoặc ở lưỡi.
- Tiếp đến ở miệng, môi, họng hoặc lưỡi sẽ xuất hiện nhiều gai nhú đơn lẻ. Giai đoạn này dễ nhầm sang bị nhiệt miệng hoặc viêm vòm họng và cũng chưa gây ảnh hưởng nhiều đến người bệnh.
- Sau khi phát triển các nốt mụn sùi sẽ thành từng chùm và lan rộng ra và đến khi vỡ sẽ tiết ra dịch gây viêm nhiễm lở loét.
- Khi sùi mào gà lây lan đến vòm họng sẽ gây sưng tấy ở cổ họng và có cảm giác nóng rát đau đớn. Đặc biệt, khi bạn nuốt nước bọt hay ăn uống sẽ thấy đau và hay bị nhầm sang các triệu chứng của viêm họng.
- Đến những giai đoạn sau của bệnh sùi mào gà ở miệng, môi, họng là người bệnh có thể bị ho ra máu, khó khăn khi nói chuyện do bị mất tiếng và khi thở có mùi hôi khó chịu.
Biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở hậu môn
Như đã kể trên thì sùi mào gà có thể xuất hiện ở bất kỳ đau trên cơ thể. Hậu môn cũng là một trong những bộ phận rất thích hợp cho virus HPV sinh sôi và phát triển. Khi mắc sùi mào gà ở hậu môn thì cả nam và nữ sẽ xuất hiện các triệu chứng ban đầu như sau:
- Ban đầu, hậu môn sẽ xuất hiện nhiều nốt sùi giống như cục thịt. Tiếp theo, các sẽ hình thành những nốt sùi dạng gai có màu hồng nhạt có đường kính khoảng 1mm. Các gai nhú này có bề mặt khô ráp, sần sùi.
- Giai đoạn tiếp theo, các nốt sùi sẽ phát triển nhanh và hình thành từng chùm có kích thước lớn hơn. Các chùm sùi mào gà này có hình giống như hoa súp lơ hoặc hoa mào gà.
- Người mắc bệnh sùi mào gà ở hậu môn sẽ có triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, đôi khi còn đi đại tiện ra máu do các vết sùi bị tác động vỡ ra tiết dịch tiết hoặc máu.
- Các vết sùi mào gà ở hậu môn chỉ cần tác động nhẹ cũng sẽ bị vỡ gây chảy dịch lẫn máu, gây nhiễm trùng cho người bệnh và tăng khả năng lây truyền bệnh sang cho bạn tình.
Các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà nếu không phát hiện sớm sẽ có tốc độ phát triển nhanh. Chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc 5 giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà như sau:
Giai đoạn ủ bệnh
Khi HPV xâm nhập vào cơ thể, viruss sẽ bắt đầu bám vào các tế bào, làm các tế bào thay đổi gen, hoạt động bất thường không chết đi theo đúng chu trình mà lại nhân lên một cách nhanh chóng. Thời gian ủ bệnh có thể diễn ra trong vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm tùy thuộc vào đề kháng sức khỏe mỗi người. Nhưng trung bình kéo dài từ 2 đến 9 tháng và phổ biến nhất là 3 tháng.
Giai đoạn khởi phát
Đây là giai đoạn xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh sùi mào gà. Thường là sự xuất hiện của các nốt sùi mào nhỏ, rải rác, thưa thớt.
Giai đoạn phát triển
Giai đoạn này bệnh tiếp tục phát triển với số lượng nốt sần ngày càng tăng hình thành mào gà trên bề mặt da hoặc niêm mạc. Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục, vệ sinh cá nhân khiến người bệnh tự ti, căng thẳng.
Giai đoạn biến chứng
Giai đoạn này có thể coi là giai đoạn cuối của bệnh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như sự lây nan nốt sùi đến các bộ phận khác như hậu môn, vòm họng hoặc cổ tử cung dẫn đến ung thư cổ tử cung. Người bệnh còn xuất hiện tình trạng bội nhiễm, phần bị tổn thương do bệnh gây ra sẽ tiết dịch, sưng tấy, dễ chảy máu,...
Giai đoạn tái phát
Sau khi điều trị bệnh không hoàn toàn mất đi có thể bị tái phát. Bệnh sùi mào gà có thể tái phát khi hệ miễn dịch suy yếu hoặc do tiếp xúc lại với virus HPV do thói quen buông thả bản thân quan hệ tình dục không an toàn.
5 cách điều trị bệnh sùi mào gà được bộ y tế cấp phép
Có rất nhiều cách chữa sùi mào gà có thể đến như những mẹo chữa sùi mào gà dân gian tự nhiên tại nhà hay các phương pháp chữa sùi mào gà hiện đại hiệu quả. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến một số cách chữa sùi mào gà đã được bộ y tế phê duyệt, bao gồm:
1. Điều trị sùi mào gà bằng thuốc
Có rất nhiều loại thuốc để điều trị bệnh này bao gồm kem bôi thoa, thuốc bôi, thuốc chấm sùi mào gà,... tác dụng làm khô và làm rụng các u sùi. Một số loại thuốc được dùng ngoài da với khả năng gây độc chết tế bào gây hại tại chỗ, khiến chúng ngừng phân chia, khiến mô bị hoại tử và tự biến.
2. Điều trị bằng liệu pháp đốt điện
Phương pháp đốt sùi mào gà sử dụng dòng điện để làm nóng và đốt cháy các u sùi, diệt virus gây bệnh.
3. Điều trị bằng phẫu thuật
Phương pháp này được sử dụng cho các trường hợp chưa đáp ứng được các phương pháp khác. Phương pháp này được thực hiện bằng cách cắt bỏ khối/mảng/cụm/ nốt sùi mào gà tại chỗ.
4. Điều trị bằng liệu pháp lạnh (Cryotherapy)
Phương pháp sử dụng nhiệt độ cực thấp bằng cách xịt nitơ lỏng lên vùng bị tổn thương do sùi mào gà để gây đông lạnh làm hư tế bào sùi mào gà, cuối cùng làm rụng khối u. Phương pháp này có thể dùng cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó phương pháp này để lại nhiều bất tiện như bị bỏng lạnh, hoại tử tế bào, rát, gây ra bọng nước và để lại sẹo.
5. Điều trị bằng laser CO2 (Vaporization)
Phương pháp này dùng tia laser để đốt và làm sạch các khối u sùi mào gà.
Tăng cường/ điều hòa hệ miễn dịch: Bổ sung vitamin A, E, C, ZINC Selenium và L-Arginine để tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ tái phát sùi mào gà. Hoặc sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da hoặc dạng tiêm để điều hòa miễn dịch trên các tổn thương sùi mào gà như Interferon, Imiquimod, Sinecatechin,...
Bệnh sùi mào gà nguy hiểm nhưng nếu biết cách phòng ngừa hiệu quả thì sẽ không còn là nỗi lo với bất kỳ ai. Với những người mắc bệnh hãy đến các địa chỉ chữa sùi mào gà uy tín để thăm khám nhằm phát hiện sớm và điều trị sùi mào gà ở những giai đoạn đầu.
Chia sẻ cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà
"Phòng bệnh hơn chữa bệnh" đây là phương châm chưa bao giờ sai trong mọi loại bệnh. Với bệnh sùi mào gà cũng vậy, nếu bạn biết phòng tránh sẽ là cách hiệu quả nhất để đẩy lùi căn bệnh xã hội này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số cách phòng tránh bệnh sùi mào gà sau đây.
Tiêm ngừa vắc xin Gardasil/Gardasil 9 để ngăn ngừa virus HPV
Vắc xin Gardasil/Gardasil 9 là loại vắc xin được sử dụng để ngăn ngừa sự xâm nhập của virus HPV. Vắc xin Gardasil đã được chứng minh là có hiệu quả và an toàn sau tiêm, đã được áp dụng tiêm chủng dự phòng các bệnh tình dục do HPV gây ra ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một phương pháp quan trọng đảm bảo sức khỏe tổng thể của mỗi người để phát hiện bệnh tật. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể giúp phòng tránh bệnh sùi mào gà. Đây là căn bệnh lây nhiễm tương đối phổ biến đặc biệt trong giới trẻ. Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì nên duy trì thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần, vì nửa năm cơ thể lại bắt đầu xuất hiện những thay đổi đáng kể.
Sinh hoạt tình dục lành mạnh
Sinh hoạt tình dục lành mạnh không thể đảm bảo hoàn toàn không lây nhiễm nhưng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục tức là sử dụng bao cao su để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong các cuộc giao hợp. Duy trì mối quan hệ hôn nhân 1 vợ 1 chồng, tuyệt đôi không quan hệ cùng với nhiều người.
Bỏ các thói quen xấu
Thói quen sống không lành mạnh như dùng quá nhiều rượu bia có thể làm giảm nguy cơ miễn dịch của cơ thể. Hạn chế đến những môi trường có khả năng gây nguy cơ nhiễm bệnh như hộp đêm, quán bar,...
Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm đến tính mạng không?
Các chuyên gia trong lĩnh vực bệnh lây truyền qua đường tình dục cho biết: Bệnh sùi mào gà trong những giai đonạ đầu sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh không phát hiện sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời mà để bệnh sùi mào gà phát triển các giai đoạn sau sẽ gây nhiều ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe. Khi bệnh sùi mào gà ở nam và nữ chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ gây ra các tác hại nghiêm trọng như:
- Bệnh gây ngứa, đau đớn, chảy máu: Mụn sùi mào gà gây cảm giác ngứa, đau đớn hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục hoặc đại tiện.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư: Một số chủng HPV gây ra sùi mào gà có thể gây ung thư cổ tử cung, dương vật, âm đạo hoặc hậu môn.
- Ảnh hưởng đến sinh sản: Ảnh hưởng đến sinh sản ở nữ giới, đặc biệt đối với nữ giới bị tổn thương ở cổ tử cung.
- Ảnh hưởng đến sự tự tin, tâm lý người bệnh: Bệnh sùi mào gà gây mất tự tin, bất tiện và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Phòng khám đa khoa Thái Hà với hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, phòng mổ đạt tiêu chuẩn, dịch vụ tốt và đang áp dụng phương pháp điều trị ALA - PDT. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm như thời gian chỉ kéo dài 15 -20 phút, ít đau, ít chảy máu, quá trình hồi phục nhanh và khả năng tái phát thấp. Nếu bệnh nhân còn vấn đề nào thắc mắc thì hãy đến phòng khám đa khoa Thái Hà địa chỉ tại Số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội hoặc gọi đến số điện thoại 0379544317 để được tư vấn giải đáp thắc mắc bản thân.