Đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh mùa tựu trường
Thời điểm miền Bắc chuyển mùa, khí hậu ẩm thấp, thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút phát triển. Theo đó, các bệnh như sởi, thủy đậu, cúm mùa, sốt xuất huyết, tay chân miệng có thể lây lan, bùng phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe con trẻ.
Khám sức khỏe cho trẻ tại trạm Y tế thị trấn
Đặc biệt, trong môi trường học đường, trẻ thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là trẻ mẫu giáo và tiểu học dễ bị các vi khuẩn, vi rút tấn công gây bệnh. Trong đó, đáng lưu ý nhất là các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Ở môi trường lớp học, sinh hoạt tập trung, các nhà trường có tổ chức ăn bán trú… tốc độ lây truyền thường rất nhanh khi dịch bệnh xảy ra.
Để đảm bảo phòng chống dịch bệnh mùa tựu trường, Trung tâm Y tế Hữu Lũng chỉ đạo các khoa, phòng, trạm Y tế xã theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, ổ dịch tại cộng đồng. Tổ chức, kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác chống dịch, đặc biệt ở khu vực ghi nhận các trường hợp mắc bệnh, có nguy cơ bùng phát dịch và các địa bàn chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt tiến độ. Cùng với đó, thực hiện cách ly, xử lý triệt để nếu trên địa bàn tỉnh có các ổ dịch phát sinh tại cộng đồng; Thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị bệnh nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng, chống lây nhiễm chéo trong môi trường bệnh viện; rà soát đảm bảo phương tiện cấp cứu, vật tư thiết bị y tế, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, hóa chất, và nhân lực… đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”.
Trung tâm Y tế Hữu Lũng khuyến cáo tới các gia đình cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt là trong thời gian trẻ bắt đầu tựu trường, tiếp xúc nơi đông người cần được quan tâm bảo vệ sức khỏe thật tốt. Yếu tố vệ sinh rất quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tay chân miệng cũng như nhiều bệnh lây nhiễm khác. Các gia đình hãy cho trẻ ăn uống sạch, ở sạch (trẻ cần được rửa tay, vệ sinh sạch sẽ, môi trường sống sạch sẽ), đồ chơi của trẻ cần được vệ sinh thường xuyên. Đồng thời, gia đình, nhà trường nên thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn môi trường sinh hoạt, học tập và đồ chơi cho trẻ. Đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế uy tín khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Không mua thuốc tự điều trị cho trẻ tại nhà khi chưa được bác sĩ thăm khám, tư vấn, hướng dẫn. Khi trẻ mắc bệnh cần cho trẻ nghỉ ở nhà để tránh tiếp xúc lây lan sang các bạn khác.
Các em học sinh là đối tượng có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh truyền nhiễm, do còn nhỏ sức đề kháng của cơ thể còn non yếu, đễ dàng mang mầm bệnh từ trường về gia đình nhiều nhất và ngược lại. Bổ sung vitamin C vào chế độ ăn, có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Phụ huynh cần kết hợp nhiều biện pháp bảo vệ và phòng ngừa nhiễm bệnh từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Giải pháp phòng chống bệnh cho trẻ tốt nhất là đưa trẻ đi tiêm chủng./.
Để đảm bảo phòng chống dịch bệnh mùa tựu trường, Trung tâm Y tế Hữu Lũng chỉ đạo các khoa, phòng, trạm Y tế xã theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, ổ dịch tại cộng đồng. Tổ chức, kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác chống dịch, đặc biệt ở khu vực ghi nhận các trường hợp mắc bệnh, có nguy cơ bùng phát dịch và các địa bàn chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt tiến độ. Cùng với đó, thực hiện cách ly, xử lý triệt để nếu trên địa bàn tỉnh có các ổ dịch phát sinh tại cộng đồng; Thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị bệnh nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng, chống lây nhiễm chéo trong môi trường bệnh viện; rà soát đảm bảo phương tiện cấp cứu, vật tư thiết bị y tế, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, hóa chất, và nhân lực… đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”.
Trung tâm Y tế Hữu Lũng khuyến cáo tới các gia đình cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt là trong thời gian trẻ bắt đầu tựu trường, tiếp xúc nơi đông người cần được quan tâm bảo vệ sức khỏe thật tốt. Yếu tố vệ sinh rất quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tay chân miệng cũng như nhiều bệnh lây nhiễm khác. Các gia đình hãy cho trẻ ăn uống sạch, ở sạch (trẻ cần được rửa tay, vệ sinh sạch sẽ, môi trường sống sạch sẽ), đồ chơi của trẻ cần được vệ sinh thường xuyên. Đồng thời, gia đình, nhà trường nên thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn môi trường sinh hoạt, học tập và đồ chơi cho trẻ. Đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế uy tín khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Không mua thuốc tự điều trị cho trẻ tại nhà khi chưa được bác sĩ thăm khám, tư vấn, hướng dẫn. Khi trẻ mắc bệnh cần cho trẻ nghỉ ở nhà để tránh tiếp xúc lây lan sang các bạn khác.
Các em học sinh là đối tượng có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh truyền nhiễm, do còn nhỏ sức đề kháng của cơ thể còn non yếu, đễ dàng mang mầm bệnh từ trường về gia đình nhiều nhất và ngược lại. Bổ sung vitamin C vào chế độ ăn, có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Phụ huynh cần kết hợp nhiều biện pháp bảo vệ và phòng ngừa nhiễm bệnh từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Giải pháp phòng chống bệnh cho trẻ tốt nhất là đưa trẻ đi tiêm chủng./.
Linh Trang