Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Đái tháo đường


            Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng. Bệnh diễn ra tiến triển từ từ nhưng để lại hậu quả rất trầm trọng: đột quỵ, mù lòa, nhồi máu cơ tim, suy thận, cắt cụt chi…
          Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị bệnh đái tháo đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ, cân bằng cả về số lượng và chất lượng các thành phần dinh dưỡng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân. Vì vậy, đối với người ĐTĐ cần có phương pháp và ăn đủ dinh dưỡng là vấn đề rất được quan tâm của bệnh nhân lẫn thân nhân.

Ảnh: Nguồn Internet
           Ăn đủ các chất dinh dưỡng
          Các chất dinh dưỡng sẽ tạo ra năng lượng là một nguồn quan trọng của các hoạt động sống, vận động cơ thể và năng lượng được biểu thị bằng đơn vị kcal. Thực phẩm chứa Glucid, Protid, Lipid chính là những nguồn năng lượng.
          Đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn do vậy điều cơ bản trong chế độ ăn của bệnh nhân là phải hạn chế sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, tuy nhiên không được giảm quá nhiều để cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường. Nên sử dụng phối hợp cả protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa) với protein thực vật (vừng lạc, đậu, đỗ) vừa hạ được giá tiền mà các loại đậu, lạc có chỉ số đường huyết thấp hơn.Trong khẩu phần ăn của người đái tháo đường cũng rất cần chất béo để cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do glucid cung cấp bị giảm đi). Nên ăn các axit béo bão hòa có trong các loại dầu hạt (dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương…).
          Bổ sung rau xanh trong chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn dinh dưỡng tự nhiên vitamin và khoáng chất giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Các thành phần này thường có trong rau quả tươi. Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn, do đó có thể giảm bớt khẩu phần ăn, dẫn đến giảm cân. Ngoài ra một và loại củ cũng rất tốt cho sức khỏe như: bông cải xanh, mướp đắng, hành tây, rau bắp cải, súp lơ, rau rền, rau diếp cá, cà rốt kiểm soát đường huyết rất tốt. Cà rốt còn có tác dụng làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong máu, giảm lượng đường huyết một cách hiệu quả hơn.
          Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung.
          Thực phẩm không nên ăn, hạn chế
          Không ăn những thức ăn như phủ tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt nguôi, cũng góp phần ảnh hưởng tới sức khỏe. Môt số loại như: nước ngọt, nước mía bánh kẹo ngọt chỉ nên sử dụng cho trường hợp cấp cứu hạ đường huyết. Hạn chế tối đa việc uống rượu bia.
          Bổ sung rau xanh là rất tốt xong với những bệnh nhân đã lớn tuổi già nên ăn lá rau ăn với mức độ vừa phải. Không nên ăn quá nhiều rau bởi chất xơ cũng gây nên khó tiêu hóa.
          Hạn chế muối ăn vì nội mạc mạch máu của bệnh nhân đái tháo đường rất nhạy cảm với muối so với người bình thường vì thế nguy cơ tăng huyết áp khi sử dụng nhiều chất muối ngay cả giai đoạn tiền đái tháo đường. Vì thế người bệnh nên hạn chế muối, tiêu thụ dưới 2.300 mg/ngày. Giảm hơn nữa lượng muối ăn vào khoảng 1.500 mg/ngày có thể có lợi cho hạ huyết áp trong một số trường hợp.
          Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại) vì dễ gây xơ vữa động mạch.
          Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho đường huyết sau ăn không tăng cao, bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, mỡ máu, tránh hạ đường huyết ở những bệnh nhân dùng thuốc có nguy cơ hạ đường. Chế độ ăn đúng giúp giảm và duy trì cân nặng ở mức tốt nhất, duy trì hoạt động thể lực hàng ngày.
          Ăn đúng phương pháp là nên ăn đúng giờ, đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều), không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Không nên ăn quá ít, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, ăn vừa đủ với nhu cầu cơ thể. Tránh chế biến những món hầm nhừ, xay nhuyễn, chiên, nướng vì kích thước thành phần món ăn càng nhỏ thì chỉ số đường huyết của nó càng tăng, nên ăn các món chế biến đơn giản: hấp, luộc. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin vào buổi tối).

Tổng hợp và sưu tầm: Linh Trang

Hợp tác chuyên môn