Kiểm tra độ loãng xương

Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương. Bệnh thường gặp nhiều nhất ở những đối tượng là người già, lớn tuổi. Đây là giai đoạn xương đang bị thoái hóa. Có hiện tượng là xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần. Điều này khiến xương giòn hơn, rất dể bị tổn thương và gãy xương dù chỉ bị chấn thương nhẹ.
Ảnh: Nguồn Internet
          Ngoài tuổi tác, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương là:
          - Cơ thể không hấp thụ đủ chất canxi
          - Tiêu thụ nhiều bia, rượu và các chất kích thích khác
          - Ở nữ giới đang trong giai đoạn mãn kinh sớm, do bị thiếu hụt estrogen nên dẫn đến loãng xương.
          - Di truyền từ thế hệ trước
          Vì đây là bệnh tiến triển âm thầm nên kéo theo hậu quả rất nặng nề nếu không phát hiện sớm và điều trị tốt. Nguy hiểm nhất là tình trạng rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương. Thậm chí chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có nguy cơ gãy xương.
          Bên cạnh đó, đối với người cao tuổi khi bị gãy xương phải nằm bất động trong thời gian dài thì còn tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác. Bao gồm: bệnh tim mạch, hô hấp, viêm phổi,…
          Lún cột sống, cột sống bị cong vẹo, giảm chiều cao,…cũng là những biến chứng nguy hiểm của loãng xương. Do đó, kiểm tra độ loãng xương định kỳ là điều cần thiết để phát hiện, theo dõi và phòng ngừa hiệu quả.
          Những dấu hiệu cần đi kiểm tra loãng xương sớm
          Người dân cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra.
          - Đau tại vùng đỡ trọng lực của cơ thể. Bao gồm: xương cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối… Cơn đau thường âm ỉ kéo dài. Khi vận động, di chuyển, thay đổi trạng thái đứng - ngồi thì mức độ đau tăng dần. Chỉ dịu đi khi nghỉ ngơi.
          - Thay đổi dáng đi: thường là dáng đi lom khom, gù lưng. Bởi khi mật độ xương giảm sẽ làm cho xương cột sống bị xẹp, gãy lún. Từ đó người bệnh sẽ bị suy giảm chiều cao, dáng đi lom khom, gù lưng.
          - Đau rõ rệt ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn. Nếu vận động mạnh hoặc đột ngột thay đổi tư thế thì cơn đau ở lưng nặng hơn. Do đó, người bệnh gặp khó khăn khi cúi gập, xoay hẳn người.
          - Tình trạng loãng xương ở người trung niên còn có thể kèm theo những dấu hiệu của bệnh cao huyết áp, giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp…
          Đo loãng xương – Phương pháp kiểm tra mật độ xương hiệu quả
          Loãng xương là một bệnh lý không có dấu hiệu rõ rệt, dó đó tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và kiểm soát tốt. Để phòng ngừa cách tốt nhất là chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trong đó, đo loãng xương là danh mục không thể thiếu trong quy trình kiểm tra.
          Đo loãng xương hoặc đo mật độ xương là kỹ thuật nhằm mục đích xác định mật độ xương để phòng tránh bệnh loãng xương, đo mật độ xương ngoài chẩn đoán tình trạng loãng xương, đánh giá nguy cơ gãy xương, vôi hóa…. Đo mật độ xương thường kiểm tra ở các vị trí sau Cột sống, Xương cẳng tay, Bàn chân,….
          Đối với phụ nữ
          Phụ nữ sẽ đo loãng xương toàn thân khi:
          - Thuộc nhóm độ tuổi từ 50 – 65, bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Đồng thời có các yếu tố nguy cơ như đã từng gãy xương sau 30 tuổi, có tiền sử người thân từng bị gãy xương, có thói quen sử dụng thuốc lá và các chất kích thích, nhẹ cân (<56kg) hoặc khi còn nhỏ từng bị thiếu canxi.
          - Sau 65 tuổi dù có hay không có nguy cơ cũng cần tiến hành xét nghiệm đo loãng xương. 
          - Người đã từng được trị liệu bằng phương pháp thay thế hormon trên 10 năm hoặc sử dụng quá nhiều thuốc điều trị bệnh lý.
          - Người có tiền sử mắc các bệnh lý nền khác.
          - Có sự thay đổi về dáng người và hormon trong cơ thể.
          Đối với đàn ông
          Đàn ông tiến hành đo loãng xương khi:
          - Thuộc nhóm tuổi từ 50 – 69 có một số yếu tố nguy cơ như suy thận, nghiện rượu bia, thuốc lá,… 
          - Sau 70 tuổi cần đi đo loãng xương.
          - Xuất hiện đột ngột những cơn đau cột sống mà không rõ nguyên nhân.
          - Đã từng trải qua các phẫu thuật cấy ghép nội tạng.
          - Có sự thay đổi chiều cao.
          Để có kết quả đo loãng xương chính xác và hiệu quả, người dân nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, kiểm tra sức khỏe của cơ xương khớp định kỳ.
Tổng hợp và sưu tầm: Linh Trang

Hợp tác chuyên môn