Thông tin cần biết về vắc xin Moderna trong chiến dịch tiêm Vắc xin phòng Covid - 19

Vắc xin Moderna (còn có tên khác là Skipevax hay mRNA-1273) là loại vaccine phòng Covid-19 được sản xuất theo công nghệ mới sử dụng vật chất di truyền RNA cho hiệu quả phòng bệnh lên tới 94.1%, hiện vaccine Moderna đã được Tổ chức y tế thế giới cấp phép sử dụng khẩn cấp để tiêm phòng chống bệnh Covid-19.
          Vắc xin mRNA giúp các tế bào cơ thể tạo ra một loại protein vô hại để kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể, tạo kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Không làm thay đổi hoặc tương tác với DNA của người được tiêm chủng theo bất kỳ cách nào. Không sử dụng virus sống gây bệnh Covid-19 do vậy không thể gây bệnh Covid-19 cho người được tiêm chủng.
          Vắc xin Moderna được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty công nghệ sinh học của Mỹ.
          Tại Việt Nam, Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện sử dụng vắc xin Moderna cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Quyết định 3122/QB-BYT ngày 28/6/2021.
          Tiêm chủng vắc xin Moderna tại Việt Nam
          Khám sàng lọc    
          Mỗi người dân khi đăng ký tiêm sẽ phải tuân thủ quy trình khám sàng lọc trước tiêm chủng để đảm bảo chỉ định đúng đối tượng và an toàn tiêm chủng.
          Chỉ định tiêm vắc xin
          Vắc xin được chỉ định tiêm cho người trên 18 tuổi, không có yếu tố bất thường cần hoãn tiêm hoặc chống chỉ định.
          Tiêm bắp, liều lượng 0,5ml cho 1 mũi tiêm.
          Mỗi người cấn tiêm đủ 2 mũi
          Mũi 2: tiêm sau mũi 1 ít nhất 28 ngày (4 tuần).
          Chống chỉ định tiêm vắc xin
- Có tiền sử phản ứng nặng phản vệ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào;
- Các trường hợp chống chỉ định theo hướng dẫn của nhà sản xuất:
- Người có phản ứng phản vệ nặng hoặc phản vệ độ 2 trở lên sau mũi 1, không tiêm mũi 2 của vắc xin phòng COVID-19 Moderna hoặc bất kỳ vắc xin COVID-19 mRNA nào khác.
- Phản ứng phản vệ nặng với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc xin.
          Tạm hoãn tiêm vắc xin
- Người đang mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng hay mãn tính tiến triển.
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
- Người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù.
- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao, hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
- Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng qua.
- Trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19.
- Tiền sử tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước.
          Thận trong tiêm vắc xin:
- Phải khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.
- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
- Người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định.
- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
- Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:
+ Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút
+ Huyết áp: Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg
+ Huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg
+ Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có)
+ Người có tiền sử viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim./.
Nguồn: Sức khỏe Việt Nam

Hợp tác chuyên môn