Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (02/4)

Ngày 02 tháng 4 hàng năm được Liên Hiệp Quốc chọn là ngày ‘Thế giới nhận thức về tự kỷ&; nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng cho những người mang khuyết tật này.
Theo nghiên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính trên thế giới cứ 100 trẻ em  thì có 1 trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Tự kỷ là rối loạn phát triển thần kinh làm khiếm khuyết các kỹ năng giao tiếp, lời nói và phát triển các mối quan hệ xã hội.. Đồng thời, trẻ tự kỷ có những vấn đề về hành vi, sở thích, thói quen rập khuôn cứng nhắc, định hình. Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong hòa nhập với thế giới xung quanh..
Tự kỷ là một rối loạn, không phải là bệnh và không lây lan từ người này sang người khác. Vì thế, hiểu đúng về tự kỷ sẽ giúp chúng ta phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp trẻ không bị bỏ lỡ “Thời gian vàng” – tức được can thiệp trước 3 tuổi, hạn chế sự kỳ thị và áp lực đối với trẻ và gia đình, từ đó giúp nâng cao chất lượng sống.
Ảnh: Nguồn internet
Các triệu chứng liên quan đến tự kỷ có thể được phát hiện rất sớm ngay từ khi trẻ 6 tháng tuổi. Một số các triệu chứng sớm phổ biến cho phép nghi ngờ tự kỷ như:
+ Trẻ ít hoặc hầu như không có các biểu lộ cảm xúc qua khuôn mặt và cử chỉ;
+ Trẻ ít hoặc hầu như không có giao tiếp mắt với người khác, không đáp ứng khi được gọi tên;
+ Trẻ không có hoặc có rất ít ngôn ngữ diễn đạt, hoặc ngôn ngữ chậm hơn so với trẻ cùng trang lứa;
+ Trẻ mất khả năng ngôn ngữ hoặc bất kỳ kỹ năng xã hội nào đã có trước đó;
+ Trẻ có các hành vi, sở thích, thói quen mang tính chất rập khuôn, lặp đi lặp lại (đi nhón chân, đi xoay tròn, xếp các đồ vật thành hàng dài hoặc chồng cao, thích các đồ vật quay tròn …);
Trẻ được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời giúp làm tăng khả năng cải thiện triệu chứng và giảm khả năng xuất hiện các bất thường không đáng có (rối loạn hành vi, chậm phát triển, rối loạn giấc ngủ …) trong những năm tiếp theo của cuộc đời.

Tổng hợp và sưu tầm: Linh Trang


Bài viết liên quan

Hợp tác chuyên môn